Trẻ nhỏ rất thường dễ bị cúm và cúm thì cũng có rất nhiều chủng khác nhau. Trong đó, chủng cúm A ở trẻ nhỏ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. KNP sẽ cho mẹ biết các triệu chứng cúm A ở trẻ qua bài viết này.
1. Triệu chứng trẻ mắc cúm A
Để tránh nhầm lẫn cúm A với cảm cúm thông thường, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu triệu chứng của cúm A để dễ dàng phân biệt và phát hiện bệnh. Những triệu chứng trẻ mắc cúm A cơ bản thường gặp là:
- Sốt kèm theo đau nhức đầu;
- Ho kèm theo viêm họng nhẹ, đau nhức vòm họng;
- Sưng hạch vùng hầu họng;
- Hắt hơi kèm theo chảy nước mũi, nghẹt mũi;
- Đau mỏi các cơ và tăng cảm giác mệt mỏi.
Các biểu hiện này hay bị dễ nhầm với cảm cúm thông thường nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ sự thay đổi của con. Cụ thể là với các bé dưới 24 tháng tuổi, triệu chứng trẻ mắc cúm A thường gặp nhất là sốt. Khi trẻ bị cúm A mới chỉ ở thể nhẹ và mới chớm thì trẻ có thể bị sốt từ 38.5 trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với quấy khóc, mệt mỏi, ho,… Tuy nhiên, triệu chứng trẻ mắc cúm A cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,…
Khi trẻ bị cúm A biến chuyển nặng sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên kèm theo bỏ ăn, bỏ bú, chân tay lạnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì, thậm chí bao gồm cả sốt cao kèm theo co giật, suy hô hấp. Đối với những trẻ có triệu chứng này cha mẹ cần đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị tránh các biến chứng khó lường có thể xảy ra.
2. Phân biệt trẻ bị cúm A và cảm lạnh thông thường
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe con, các cha mẹ cần phân biệt được biểu hiện bệnh của con là do cúm hay do các nguyên nhân khác để có thể đưa ra hướng thăm khám và phương pháp điều trị hiệu quả.
Đối với trẻ bị cảm lạnh triệu chứng sốt sẽ kéo dài và nhiệt độ không quá cao. Ngoài ra, các cảm giác mệt mỏi thường khá nghiêm trọng, khi sốt hiếm khi đi kèm các biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi .
Không giống như cảm lạnh thông thường, các biểu hiện triệu chứng trẻ mắc cúm A thường xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng khác đi kèm. Các triệu chứng đi kèm với sốt khi trẻ mắc cúm A bao gồm: ho, đau họng, cảm giác ớn lạnh, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, tiêu chảy, nhức mỏi tay chân,…
3. Trẻ nhỏ mắc cúm A có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm khi trẻ mắc cúm A, bệnh có thể tiến triển nhanh ở thể nghiêm trọng. Đây là căn bệnh được coi là nguy hiểm đối với trẻ nhỏ bởi những nguyên nhân dưới đây:
3.1. Bệnh cúm A dễ lây lan
Cúm A có đặc điểm là dễ lây lan. Các chủng virus cúm có khả năng tồn lại lâu ở môi trường bên ngoài, cụ thể là chúng có thể sống tới 48 giờ trên các bề mặt khác nhau, tồn tại trên lòng bàn tay người trên 5 giờ đồng hồ. Trẻ có thể vô tình lây nhiễm từ virus cúm A bám trên tay nắm cửa, các loại đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế hay quần áo… Trong mọi điều kiện, trẻ đều có thể lây nhiễm từ môi trường sinh hoạt, vui chơi bên ngoài khi bệnh cúm vào mùa.
3.2. Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn
Triệu chứng trẻ mắc cúm A ban đầu thường dễ bị nhầm lẫn khiến ba mẹ chủ quan. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ bị bỏ qua giai đoạn đầu để chữa trị kịp thời dẫn tới bệnh tiến triển nặng. Trong khi đó, bệnh thường tiến triển ở nhiều giai đoạn, phát triển nhanh, dễ làm hệ miễn dịch suy yếu, suy hô hấp và gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
3.3. Biến chứng bệnh nguy hiểm
Cúm A ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ biến chứng ở thể nặng. Đặc biệt là tình trạng suy hô hấp, bé bị thở gấp hay khó thở có kèm theo đó là những biến chứng khó lường khác như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy cấp,… Những trẻ có bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh lý về tim mạch, máu, nội tiết hay thừa cân béo phì thì biến chứng bệnh cúm A trẻ nhỏ càng nhanh và càng nặng, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới tử vong.
4. Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Thời gian tồn tại của virus cúm A còn phụ thuộc vào sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể từng trẻ như thế nào. Một số trường hợp trẻ sốt miên man không dứt dẫn đến co giật và ảnh hưởng não bộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng, bởi khả năng tử vong cao nguyên nhân do suy hô hấp. Thông thường, bệnh cúm A ở trẻ nhỏ có thể khỏi sau thời gian từ 10 đến 15 ngày nếu áp dụng chế độ chăm sóc tốt và kịp thời.
5. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà
- Trẻ bị cúm A nên được chăm sóc và cách ly tại phòng riêng thông thoáng tối thiểu 7 ngày và khi có việc quan trọng phải đi ra ngoài cần đeo khẩu trang.
- Hạn chế nhiều người thăm hỏi, tiếp xúc trẻ khi không cần thiết. Người chăm sóc trẻ cần phải đeo khẩu trang, găng tay. Sau khi chăm sóc trẻ cần rửa tay và các loại vật dụng xung quanh trẻ.
- Vệ sinh họng và mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C cần sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng cân nặng.
- Ba mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên và các dấu hiệu: màu sắc da, nhịp thở, lượng thức ăn của trẻ… Nếu có biểu hiện lâm sàng bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A
Do trẻ bị cúm A có thể bị sốt, viêm long đường hô hấp, đau nhức đầu, đau mỏi các cơ… nên trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn. Nếu ba mẹ không chú ý dinh dưỡng sẽ khiến trẻ giảm sức đề kháng từ đó cũng lâu hết bệnh hơn. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như sau:
- Đối với trẻ còn bú mẹ cần tăng cường cho bú theo nhu cầu và cho trẻ bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu.
- Đối với các trẻ lớn cần cho trẻ ăn các thức chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, các món hầm nhừ, nước hầm rau củ…
- Thực phẩm trong bữa ăn của trẻ vẫn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất
- Tăng cường thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể của trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Nguồn thực phẩm giàu đạm tốt bao gồm các loại thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa ít béo…
- Cần bổ sung thêm nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: nước cam, chanh, bưởi, dưa hấu…
- Ba mẹ nên trẻ uống đủ nước bằng các loại nước như nước lọc, nước ép, nước điện giải… để phòng ngừa nguy cơ mất nước do sốt và giảm mệt mỏi.
- Nếu trẻ mệt, biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 đến 6 bữa nhỏ trong ngày giúp trẻ dễ ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bệnh cúm là bệnh lý vô cùng phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công nhất do sức đề kháng còn non kém. Ba mẹ cần chú ý các triệu chứng của trẻ để kịp thời xử lý. Đặc biệt cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng để trẻ nhanh hồi phục. KNP chúc bé yêu luôn khoẻ mạnh!
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam