Phân của trẻ phản ánh rất nhiều về tình trạng sức khoẻ. Bài viết dưới đây của KNP sẽ giúp ba mẹ tìm ra câu trả lời cho vấn đề này và đề xuất một số cách giúp chăm sóc con yêu tốt hơn.
1. Trẻ đi ngoài như thế nào là bình thường?
Ba mẹ cần nhận biết biểu hiện phân của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển thế nào được coi là bình thường. Cụ thể:
• Phân su đầu tiên: Màu xanh đen, đặc và dính.
• Phân vài ngày sau đó: Thường thay đổi từ đặc, xanh đen sang xanh lục. Ở cuối tuần đầu tiên, phân sẽ chuyển sang màu vàng hoặc nâu vàng.
• Phân trẻ bú sữa mẹ: Màu vàng hoặc hơi xanh, lỏng, phân có mùi hơi chua và lẫn hạt trắng.
• Phân trẻ bú sữa công thức: Màu nâu, vàng nâu hoặc xanh lá cây nâu, đặc, nhão, nặng mùi và có hạt trắng trong phân.
• Phân trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú sữa công thức: Phân của bé sẽ sẫm màu và có thể chuyển từ mềm đến lỏng, thậm chí là chảy nước.
• Phân trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm: Tùy vào loại thực phẩm bé ăn mà màu sắc phân thay đổi khác nhau. Ví dụ bé ăn cà rốt phân có màu cam sáng, ăn rau ngót thì trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt xanh. Khi mẹ cho bé tập ăn dặm nhiều món thì phân của bé sẽ đặc, sẫm màu và bốc mùi hơn.
2. Trẻ đi ngoài như nào là bất thường?
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non kém nên rất dễ gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là hiện tượng đi ngoài phân có lẫn hạt. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng, vàng hoặc đen nhưng không bị đau bụng, không quấy khóc, bú bình thường, ngủ yên giấc, tăng cân tốt thì cha mẹ nên bình tĩnh, và tiếp tục theo dõi trẻ.
Mặt khác, nếu nhận thấy trẻ đi ngoài nhiều lần có hạt kèm những dấu hiệu bất thường, bố mẹ phải đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời:
• Phân màu xanh, lỏng với lượng nước trong phân nhiều, đại tiện thường xuyên có thể là dấu hiệu con bị tiêu chảy.
• Dị ứng với sữa có thể khiến trẻ đi ngoài lẫn máu hoặc có các dịch nhầy, hạt lẫn trong phân.
• Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt đen, sẫm màu kèm biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng.
• Trẻ có vấn đề về gan hoặc mắc các bệnh vàng da thì màu phân rất nhợt nhạt.
• Bé đi ngoài có mùi chua, nhiều bọt có thể là do bé chưa quen với dưỡng chất trong sữa, hoặc đường trong sữa chưa tiêu hóa hết gây kích thích ruột.
Đặc biệt, trường hợp trẻ đi ngoài có hạt trắng, quấy khóc, bỏ bú, nhầy lẫn tia máu, phân sống, tanh chua và ốm sốt là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hoá của trẻ đã bị nhiễm khuẩn, mẹ lần cho con đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
3. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài bất thường
3.1. Do trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
Đa phần những trẻ đang bú mẹ thường xuất hiện tình trạng đi ngoài có hạt vàng, phân lỏng, hơi sệt. Bởi trong sữa mẹ có các chất đạm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, và tăng cường hoạt động của nhu động ruột để bé đi ngoài dễ hơn. Trong trường hợp này, hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt nên mẹ không cần quá lo lắng.
3.2. Dị ứng với sữa mẹ
Nếu trẻ bú sữa mẹ thường xuyên đi ngoài có hạt, nhiều khả năng bé bị kích ứng với sữa mẹ. Theo đó, chế độ ăn của mẹ chứa những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ cay nóng, hải sản, cà phê, trà… sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến hệ tiêu hóa non nớt của bé khó thích nghi, từ đó dẫn đến hiện tượng trên.
3.3. Chế độ dinh dưỡng
Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ đi ngoài có hạt đen còn đến từ việc tiêu thụ các loại thực phẩm như việt quất, quả anh đào, quả sung, socola, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt như hàu sẽ gây ra phân có màu đen.
4. Cách chăm sóc trẻ đi ngoài bất thường
Ngoài việc đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế và theo dõi chất phân của con mỗi ngày, để hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bất thường không còn là nỗi lo lắng nghiêm trọng, bố mẹ nên “ghi chú” cách chăm sóc tại nhà dưới đây:
• Cố gắng cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú, nên chọn sữa có công thức gần giống sữa mẹ, vị nhạt thanh tự nhiên, đạm sữa mềm nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu.
• Khi con đang bú mẹ hoàn toàn mẹ cần chú ý đến chế độ ăn. Không uống rượu bia, đồ uống chứa caffeine, không ăn cá chứa nhiều thủy ngân, thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường các thực phẩm giàu đạm như thịt gà nạc, thịt nạc, cá hồi, các loại protein từ ngũ cốc nguyên cám, giúp duy trì nguồn sữa dồi dào cho trẻ phát triển đầy đủ.
• Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm nên bổ sung thêm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá như sữa chua, táo, ngũ cốc nguyên hạt, đu đủ…
Ba mẹ có thể xem thêm tại: Top thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ
• Đặt biệt, mẹ cần chủ động phòng ngừa cho bé bằng cách: Đảm bảo bé được dùng nguồn nước sạch; chế độ ăn dặm đảm bảo vệ sinh; thường xuyên dọn dẹp và làm vệ sinh không gian nhà ở; sát khuẩn đồ chơi hoặc những vật dụng khác của bé.
Hy vọng qua bài viết này ba mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam