Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất. Ngoài nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ như: nhanh giảm cân, giải phóng hormone oxytocin, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng…

Xem thêm các mẹo chăm sóc con: Tại đây

1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biết là từ 10 -15 ngày sau sinh nên các bác sĩ khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng. Sữa mẹ có các thành phần chính sau: Chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone.

Chất béo (lipid)

Chất béo là thành phần chủ yếu và quan trọng có trong sữa mẹ. Chất béo trong sữa mẹ cung cấp 50% năng lượng hàng ngày cho bé. Chất béo trong sữa mẹ là Triglyceride và các acid béo dài : AA và DHA giúp sự phát triển võng mạc, bộ não, các mô thần kinh và hệ miễn dịch của bé hoàn thiện. MHO cũng làm một loại acid béo ngắn trong sữa mẹ có tính năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột của trẻ, giống như tác dụng của chất xơ. Do đó, trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón hay tiêu chảy dù trẻ đi nhiều lần 2 ngày hay nhiều ngày 1 lần phân vẫn mêm, vàng không bị vón cục.

Ngoài ra, chất béo còn là dung môi để giúp hấp thụ một số vitamin quan trọng.

Chất đạm (Protein)

Ngoài chất béo thì protein là một thành phần sữa mẹ không thể bỏ qua. Protein cung cấp amino-acid cho bé, giúp tăng trưởng cơ và xương, tạo kháng thể, làm dung môi cho hormone, tạo các men cần thiết. Protein bao gồm: WHEY protein và CASIEN protein.

WHEY protein: chiếm 60% (a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immunoglobulin …). Bên cạnh chức năng dinh dưỡng, whey protein với các thành phần trên có chức năng bảo vệ, đào thải chất dư thừa, cặn bã, các chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể. Whey protein sữa mẹ ở dạng lỏng giúp trẻ tiêu hóa và hấp dụ thễ dàng trong ruột giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột, tạo kháng thể …

CASIEN protein: chiếm 40% trong sữa, có chức năng chính là đạm dinh dưỡng, kết tủa trong ruột dạng mềm giống đậu phụ dễ tiêu hóa hấp thụ.

Chất bột đường (Cacbohydrat)

Disaccharide Lactose còn được biết đến là đường Lactose, nó cung cấp 40% năng lượng cần thiết cho sự tặng trưởng, phát triển của bé. Lactose và Oligosaccharide được xem là 2 cacbohydrat quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Công dụng chính là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Kháng thể

Trong sữa mẹ có nhiều thành phần giúp trẻ khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Mỗi cữ bú có hàng triệu bạch cầu sống từ sữa mẹ và các globulin miễn dịch được đi vào cơ thể của bé. Khi trẻ bị các y vi khuẩn tấn ng, các chất này sẽ đóng vai trò bảo vệ trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Vitamin và khoáng chất

Sữa mẹ có hàm lượng sắt, canxi và selen dồi dào, tất cả đều dễ hấp thu. Giúp trẻ phát triển xương và răng chắc khỏe, hệ miễn dịch khỏe mạnh và đem lại lợi ích rất nhiều cho sự phát triển trí não.

Men và hormone

Sữa mẹ bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, thyroid, hormone prolactin, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa.

Các loại men và hormone này có ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo. Vì vậy chúng giúp trẻ dần dần làm quen với những thực phẩm khác nhau trong cuộc sống.

2. Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và phát triển hệ thống cơ quan:

3. Vì sao cần cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Trong 6 tháng đầu đời trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn vì: 

Lợi ích khi cho trẻ bú mẹ còn kéo dài vượt qua thời kỳ cai sữa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa những bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, cho con bú trong những tháng ngày đầu đời là thời khắc thiêng liêng giúp mẹ và bé gần nhau hơn. Đem lại tình mẫu tử gắn bó thiêng liêng cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó việc cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng đem lại nhiều lợi ích cho mẹ như về dáng sau sinh, tử cung thu hồi nhanh, giảm chảy máu sau sinh, trì hoãn thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.

Khi mẹ phải quay trở lại với công việc, mẹ có thể vắt sữa dự trữ, vừa để dành cho bé ăn lúc mẹ vắng nhà, lại vừa giúp đỡ tắc sữa.

Mẹ vắt sữa xong nếu để ở nhiệt độ thường khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4-6 giờ, khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6-8 giờ. Sữa mẹ được lưu trữ trong ngăn thường của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ.

Nếu bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá thì có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần. Còn khi lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận sáu tháng.

Sữa được bảo quản lạnh khi sử dụng, mẹ có thể hâm nóng cho bé bú bằng cách sử dụng nước nóng hoặc các thiết bị chuyên dụng như máy hâm sữa.

Kết nối với chúng tôi tại:

Fanpage: Stepbaby Việt Nam

Group: Cộng đồng mẹ bỉm sữa chăm con cùng Stepbaby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.