Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ luôn phải đau đầu tìm hiểu xem thực phẩm nào tốt cho con, nên cho con ăn thừ tháng thứ mấy…

Gạo là một trong những thực phẩm phổ biến và thắc mắc khi nào cho bé ăn cơm được rất nhiều ba mẹ quan tâm. KNP sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của ba mẹ qua bài viết dưới đây.

1. Nên cho trẻ bắt đầu ăn cơm khi nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu ăn tất cả các thức ăn đặc tương tự như người lớn trong bữa chính. Ba mẹ có thể nghiền, cắt nhỏ, xay nhuyễn hoặc cắt lát thực phẩm, đa dạng các loại để trẻ được khám phá.

Ba mẹ có thể cho trẻ bắt đầu ăn cơm khi được 6 tháng tuổi

Vậy nên, khi được 6 tháng tuổi, ba mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn cơm miễn là phải chế biến và phục vụ theo cách an toàn để không gây nguy cơ mắc nghẹn.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn ăn dặm trước khi bắt đầu thử ăn cơm, ba mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn dạng đặc mềm như ngũ cốc, bột yến mạch, lúa mạch. Những loại ngũ cốc này được trộn với sữa ng thức hoặc sữa mẹ để tạo ra độ sệt hoàn hảo. Những món ăn khởi đầu này sẽ giúp bé học cách ăn và giúp bé thích nghi với hương vị, kết cấu mới cũng như giúp hệ tiêu hóa của bé chuẩn bị cho một chế độ ăn uống đa dạng hơn.

Ngoài ra, thời điểm khi nào nên cho trẻ ăn cơm còn tùy thuộc vào từng trẻ. Đối với trẻ sinh non, sinh nhẹ cân hay mắc các bệnh lý bẩm sinh, nên trì hoãn cho trẻ ăn cơm. Ba mẹ có thể chọn lúc thích hợp thử thức ăn đặc khi:

2. Cho trẻ ăn cơm lần đầu tiên như thế nào

Ba mẹ cần đảm bảo cơm được nấu chín kỹ để dễ nghiền bằng nĩa và đủ mềm để bé dễ dàng “nhai”. Các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng gạo và lúa mì, lúa mạch cùng các loại ngũ cốc khác nên được nghiền hoặc xay nhuyễn trước khi cho trẻ ăn. Dùng mặt sau của nĩa hoặc thìa để nghiền nhẹ cơm trước khi cho bé ăn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn cơm chưa nấu chín hoàn toàn.

Cần nghiền nát hoặc xay nhuyễn cơm trước khi cho trẻ ăn

Bữa ăn đầu tiên, khi tập cho trẻ ăn cơm hãy sử dụng gia vị để kích thích trẻ ăn ngon nhưng sử dụng muối một cách tiết chế tối đa. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể cho bé ăn bất kỳ loại gạo nào, chẳng hạn như gạo trắng và các loại phổ biến khác như gạo basmati, gạo lứt hoặc gạo jasmine miễn là chúng được chế biến phù hợp. Giống như các loại thực phẩm khác, khi cho bé ăn lần đầu tiên, hãy cho trẻ ăn ít một và đợi vài ngày để xem phản ứng của trẻ như thế nào.

3. Cơm có gây cơ gây nghẹn cho trẻ ăn dặm hay không?

Cácnghiên cứu đã chỉ ra rằng gạo là một nguyên nhân gây nguy cơ nghẹt thở tiềm ẩn cho trẻ sơ sinh cho đến 24 tháng tuổi cũng như các vấn đề khi ăn dặm khác. Tuy nhiên, khi nấu chín đúng cách và nghiền nát, gạo có thể giúp giảm thiểu rủi ro để bé có thể thưởng thức món ăn này.

Đồng thời, điều quan trọng để tránh trẻ bị nghẹn khi ăn là phải đảm bảo rằng trẻ được giám sát cẩn thận trong tất cả các bữa ăn. Hơn nữa, ba mẹ cũng hãy đảm bảo tuân theo các nguyên tắc an toàn sau:

Nên sử dụng ghế chuyên dụng khi cho trẻ ăn dặm

4. Loại gạo nào tốt cho trẻ?

Gạo có rất nhiều loại và mỗi loại lại có chất dinh dưỡng khác nhau. Để chọn được loại gạo phù hợp với trẻ ba mẹ cần cân nhắc đặc điểm của từng loại gạo:

Tóm lại, ba mẹ nên đợi cho đến khi trẻ được ít nhất 4-6 tháng tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn cơm. Cần chủ ý đến cách chế biến và canh trừng trẻ khi cho chúng ăn, Ngoài ra, ba mẹ vẫn cần bổ sung thêm các thực phẩm khác vào thực đơn của trẻ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

Tham khảo thêm các thực đơn cho trẻ ăn dặm: Tại đây

Kết nối với chúng tôi tại:

Fanpage: Stepbaby Việt Nam

Group: Cộng đồng mẹ bỉm sữa chăm con cùng Stepbaby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.