Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Mẹ cùng KNP tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ cũng như những biểu hiện của căn bệnh này tại bài viết dưới đây để kịp thời phát hiện và điều trị, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi nhé!
Tiểu đường thai kỳ là gì
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu và thường tự hết sau khi sinh khoảng 6 tuần. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao đối với mẹ bầu có những yếu tố sau đây:
- Tiền sử gia đình có người thừa cân, béo phì
- Chỉ số cơ thể ( BMI) trên 30
- Thai phụ trên 30 tuổi
- Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai
- Tiền sử bản thân có tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Từng sinh con trước trên 4kg
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật
Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng. Thông thường mẹ bầu không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Dù vậy, mẹ bầu có thể phát hiện ra bệnh tiểu đường thai kỳ qua những biểu hiện sau đây:
- Thường xuyên cảm thấy khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các mẹ bầu khác
- Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành
- Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, ngứa ngáy, khó chịu, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả
- Sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Chế độ ăn phù hợp giúp mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết
Thực phẩm nên ăn
- Nên ăn các loại thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua, sữa ít béo, không đường,… để không làm tăng quá mức đường huyết.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin tốt như: gạo lứt, rau xanh, đậu đỗ, trái cây ít ngọt, rau củ quả,…
- Khẩu phần ăn của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn cần phải đảm bảo đủ các nhóm chất, ngoài ra có thể bổ sung thêm canxi từ tháng thứ 4 trở đi.
Thực phẩm không nên
Không nên ăn các loại thực phẩm gây tăng đường huyết, dễ dẫn tới biến chứng tiểu đường thai kỳ như:
- Thực phẩm nhiều đường tinh chế: nước ngọt, bánh kẹo, chè, kem…
- Thực phẩm nhiều tinh bột: cơm, mì gói, các loại bánh ngọt,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, da động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Mì gói, thịt nguội, đồ đóng hộp.
- Các thức uống kích thích như: rượu bia, trà đặc, cà phê,…
Thời gian ăn lý tưởng
- Bữa sáng lúc 7 – 8 giờ, sau khi thức dậy khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
- Bữa trưa lúc 12h – 12h30, tốt nhất hãy duy trì thời gian ăn cố định.
- Bữa tối vào lúc 18h30 mỗi ngày.
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia ra nhiều bữa phụ, một ngày khoảng 2 – 3 bữa phụ. Có thể ăn vào lúc 10h00 sáng, 15h30 chiều và 21h30 tối.
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam