Trẻ sơ sinh ngay sau khi ra đời đã cần phải được tiêm phòng vắc-xin để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus. Dưới đây là lịch tiêm chủng theo chuẩn bộ y tế KNP đã tổng hợp lại.
Trẻ cần tiêm những mũi gì theo chương trình tiêm chủng mở rộng của bộ y tế?
- Trẻ sơ sinh:
- Vắc xin BCG phòng ngừa bệnh lao, tiêm sớm nhất có thể sau khi sinh
- Trẻ được 2 tháng tuổi
- Vắc xin Bạch hầu; Ho gà; Uốn ván; Viêm gan virus B; Viêm màng não do vi khuẩn Hib
- Vắc xin bại liệt mũi 1
- Trẻ 3 tháng tuổi:
- Vắc xin Bạch hầu; Ho gà; Uốn ván; Viêm gan virus B; Viêm màng não do vi khuẩn Hib
- Vắc-xin bại liệt mũi 2
- Trẻ 4 tháng tuổi:
- Vắc xin Bạch hầu; Ho gà; Uốn ván; Viêm gan virus B; Viêm màng não do vi khuẩn Hib
- Vắc xin bại liệt mũi 3
- Trẻ 9 tháng tuổi:
- Vắc xin sởi mũi 1
- Trẻ 18 tháng tuổi:
- Vắc xin bạch hầu; Ho gà, Uốn ván mũi 4
- Vắc xin sởi – rubella (MR)
- Từ 12 tháng tuổi:
- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1
- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1)
- Vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)
- Từ 2 đến 5 tuổi: Vắc xin tả uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 uống sau lần một 2 tuần).
- Từ 3 đến 10 tuổi: Vắc xin Thương hàn (vùng nguy cơ cao).
Các loại vắc xin dịch vụ ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhu cầu tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ có xu hướng gia tăng. Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ tiêm thêm các loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng dưới đây:
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus
- Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
- Vắc xin viêm gan A
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae
- Vắc xin phòng cúm
- Vắc xin phòng thương hàn
Lưu ý trước khi tiêm vắc xin
- Cần đảm bảo tiêm ngừa cho trẻ đúng lịch theo hướng dẫn
- Chuẩn bị đủ giấy tờ, phiếu tiêm chủng.
- Không cho bé ăn quá no hoặc trong tình trạng đói.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ .
- Mẹ cần theo dõi và thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của con trước khi tiêm chủng. Ví dụ như các loại thuốc con đang sử dụng, vắc xin, thức ăn gây dị ứng cho bé, sức khỏe của con…
Lưu ý sau khi tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, trẻ sẽ được theo dõi sức khỏe 30’ tại cơ sở tiêm chủng. Sau đó, cha mẹ cần lưu ý tiếp tục theo dõi 24 – 48 tiếng về thân nhiệt, nhịp thở, sự tỉnh táo, ăn, ngủ, quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, phát ban, mẩn đỏ).
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thoải mái, duy trì chế độ ăn, bú mẹ bình thường và cho uống nhiều nước hơn. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, ibuprofen đúng liều lượng, chườm lạnh giảm đau và giảm sưng tại vết tiêm cho bé (nếu có).
Nhận biết các phản ứng sau tiêm phòng vắc xin thường gặp đối với trẻ như vết tiêm bị sưng đau, sốt nhẹ, dị ứng và một số phản ứng khác. Theo dõi trẻ liên tục sau tiêm để xử lý kịp thời, đối với các dấu hiệu bất thường hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
Tầm quan trọng việc tiêm chủng cho trẻ đúng lịch
Việc tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ đúng thời điểm, đúng lịch sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Phòng bệnh hiệu quả, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí não
- Tiết kiệm chi phí và thời gian
- Trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ và lịch tiêm chủng cho trẻ không đúng thời gian quy định sẽ gây nên hậu quả khó lường
Những thông tin trên sẽ cung cấp cho các cha mẹ một số kiến thức cần thiết, từ đó hãy chủ động lịch tiêm phòng cho trẻ đúng thời điểm, bảo vệ sức khỏe cho con.
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam