Trẻ nhỏ rất thường dễ bị cúm và cúm thì cũng có rất nhiều chủng khác nhau. Trong đó, chủng cúm A ở trẻ nhỏ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. KNP sẽ cho mẹ biết các triệu chứng cúm A ở trẻ qua bài viết này.

1. Triệu chứng trẻ mắc cúm A

Để tránh nhầm lẫn cúm A với cảm cúm thông thường, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu triệu chứng của cúm A để dễ dàng phân biệt và phát hiện bệnh. Những triệu chứng trẻ mắc cúm A cơ bản thường gặp là:

Các biểu hiện này hay bị dễ nhầm với cảm cúm thông thường nên cha mẹ cần chú ý thật kỹ sự thay đổi của con. Cụ thể là với các bé dưới 24 tháng tuổi, triệu chứng trẻ mắc cúm A thường gặp nhất là sốt. Khi trẻ bị cúm A mới chỉ ở thể nhẹ và mới chớm thì trẻ có thể bị sốt từ 38.5 trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với quấy khóc, mệt mỏi, ho,… Tuy nhiên, triệu chứng trẻ mắc cúm A cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,…

Khi trẻ bị cúm A biến chuyển nặng sẽ sốt cao từ 39 độ C trở lên kèm theo bỏ ăn, bỏ bú, chân tay lạnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì, thậm chí bao gồm cả sốt cao kèm theo co giật, suy hô hấp. Đối với những trẻ có triệu chứng này cha mẹ cần đưa con ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị tránh các biến chứng khó lường có thể xảy ra.

2. Phân biệt trẻ bị cúm A và cảm lạnh thông thường

Để bảo vệ tốt cho sức khỏe con, các cha mẹ cần phân biệt được biểu hiện bệnh của con là do cúm hay do các nguyên nhân khác để có thể đưa ra hướng thăm khám và phương pháp điều trị hiệu quả.

Đối với trẻ bị cảm lạnh triệu chứng sốt sẽ kéo dài và nhiệt độ không quá cao. Ngoài ra, các cảm giác mệt mỏi thường khá nghiêm trọng, khi sốt hiếm khi đi kèm các biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi .

Không giống như cảm lạnh thông thường, các biểu hiện triệu chứng trẻ mắc cúm A thường xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng khác đi kèm. Các triệu chứng đi kèm với sốt khi trẻ mắc cúm A bao gồm: ho, đau họng, cảm giác ớn lạnh, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, tiêu chảy, nhức mỏi tay chân,…

3. Trẻ nhỏ mắc cúm A có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm khi trẻ mắc cúm A, bệnh có thể tiến triển nhanh ở thể nghiêm trọng. Đây là căn bệnh được coi là nguy hiểm đối với trẻ nhỏ bởi những nguyên nhân dưới đây:

3.1. Bệnh cúm A dễ lây lan

Cúm A có đặc điểm là dễ lây lan. Các chủng virus cúm có khả năng tồn lại lâu ở môi trường bên ngoài, cụ thể là chúng có thể sống tới 48 giờ trên các bề mặt khác nhau, tồn tại trên lòng bàn tay người trên 5 giờ đồng hồ. Trẻ có thể vô tình lây nhiễm từ virus cúm A bám trên tay nắm cửa, các loại đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế hay quần áo… Trong mọi điều kiện, trẻ đều có thể lây nhiễm từ môi trường sinh hoạt, vui chơi bên ngoài khi bệnh cúm vào mùa.

3.2. Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn

Triệu chứng trẻ mắc cúm A ban đầu thường dễ bị nhầm lẫn khiến ba mẹ chủ quan. Do vậy, nhiều bậc cha mẹ bị bỏ qua giai đoạn đầu để chữa trị kịp thời dẫn tới bệnh tiến triển nặng. Trong khi đó, bệnh thường tiến triển ở nhiều giai đoạn, phát triển nhanh, dễ làm hệ miễn dịch suy yếu, suy hô hấp và gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

3.3. Biến chứng bệnh nguy hiểm

Cúm A ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ biến chứng ở thể nặng. Đặc biệt là tình trạng suy hô hấp, bé bị thở gấp hay khó thở có kèm theo đó là những biến chứng khó lường khác như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy cấp,… Những trẻ có bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh lý về tim mạch, máu, nội tiết hay thừa cân béo phì thì biến chứng bệnh cúm A trẻ nhỏ càng nhanh và càng nặng, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới tử vong.

4. Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Thời gian tồn tại của virus cúm A còn phụ thuộc vào sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể từng trẻ như thế nào. Một số trường hợp trẻ sốt miên man không dứt dẫn đến co giật và ảnh hưởng não bộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng, bởi khả năng tử vong cao nguyên nhân do suy hô hấp. Thông thường, bệnh cúm A ở trẻ nhỏ có thể khỏi sau thời gian từ 10 đến 15 ngày nếu áp dụng chế độ chăm sóc tốt và kịp thời.

5. Cách theo dõi và chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A

Do trẻ bị cúm A có thể bị sốt, viêm long đường hô hấp, đau nhức đầu, đau mỏi các cơ… nên trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn. Nếu ba mẹ không chú ý dinh dưỡng sẽ khiến trẻ giảm sức đề kháng từ đó cũng lâu hết bệnh hơn. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như sau:

Bệnh cúm là bệnh lý vô cùng phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và trẻ em là đối tượng dễ bị tấn ng nhất do sức đề kháng còn non kém. Ba mẹ cần chú ý các triệu chứng của trẻ để kịp thời xử lý. Đặc biệt cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng để trẻ nhanh hồi phục. KNP chúc bé yêu luôn khoẻ mạnh!

Kết nối với chúng tôi tại:

Fanpage: Stepbaby Việt Nam

Group: Cộng đồng mẹ bỉm sữa chăm con cùng Stepbaby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.