Dư ối là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường. Nước ối có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.
1. Nước ối có chức năng gì?
Khoảng ngày thứ 12 khi trứng được thụ tinh, túi ối được tạo ra. Trong quý đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.
Thể tích nước ối tăng dần cho đến đầu của 3 tháng cuối thai kỳ và từ đó giảm dần đến khi thai đủ tháng. Trong giai đoạn tuần thứ 37 đến tuần thứ 41, thể tích nước ối giảm đi 10%. Từ tuần thứ 42 trở đi, thể tích nước ối giảm đi rất nhanh, khoảng 33% trong một tuần.
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Trường hợp lượng ối quá ít (còn goiaj là thiểu ối) thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như gây thiểu sản phổi, chèn ép dây rốn,…
2. Dư ối là gì?
Dư nước ối (rối loạn nước ối) là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thời thai kỳ. Dư nước ối hiện là tình trạng khá thường gặp. Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 – 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, sẽ giảm dần còn khoảng 600 – 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Thai phụ bị dư nước ối là khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml.
Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán dư ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm từ 12-25cm . Đa ối là quá 25 cm.
3. Hậu quả của dư ối
Dư ối có thể làm cho tử cung của người mẹ trở nên căng và dẫn tới sinh non hoặc vỡ màng ối sớm (túi nước ối). Dư ối cũng có liên quan khiến thai bị dị tật bâm sinh. Khi túi nước ối vỡ, một lượng lớn dịch ứ lại tử cung có thể làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm) hoặc sa dây rốn (khi dây rốn sa qua lỗ cổ tử cung).
Dư ối làm cho thai nhi dễ dàng xoay trở vì có nhiều nước ối bao xung quanh. Điều này có nghĩa là mẹ bầu có nguy cơ sinh ngôi ngược khá cao. Hầu hết các trường hợp dư ối là nhẹ và do sự tích tụ nước ối dần dần trong nửa sau của thai kỳ. Dư ối nặng có thể gây khó thở, sinh non hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác.
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán bị dư ối thì bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận việc mang thai để giúp ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ sẽ điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dư ối nhẹ có thể tự khỏi. Dư ối nặng cần điều trị, chẳng hạn như làm thoát lưu nước ối dư thừa.
4. Tại sao lại bị dư ối
Nước ối là dịch bao quanh và đệm cho thai nhi bên trong tử cung, xuất phát từ thận của em bé và vào tử cung từ nước tiểu của em bé. Chất dịch được hấp thụ khi bé nuốt và qua cử động thở.
Từ khi mang thai đến tuần thứ 36, lượng dịch luôn tăng lên, sau đó mới giảm dần. Nếu bào thai tạo ra quá nhiều nước tiểu hoặc không nuốt đủ, nước ối sẽ tích tụ lại và gây ra dư ối. Đôi khi các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân của tình trạng dư ối. Các yếu tố có liên quan đến dư ối bao gồm:
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
- Những bất thường về đường tiêu hóa ngăn chặn việc nuốt nước ối
- Nuốt bất thường do các vấn đề với hệ thần kinh trung ương hoặc bất thường về nhiễm sắc thể
- Hội chứng truyền máu song sinh
- Suy tim
- Nhiễm trùng bẩm sinh (mắc trong thai kỳ).
4.1 Ai dễ bị dư ối
Dư ối có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Mẹ bầu có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
4.2 Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng dư ối
Mẹ bầu mang đa thai dễ bị dư ối hơn bình thường
4.3 Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dư ối
Dư ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi thai phụ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
- Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
- Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
4.4 Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Thai phụ nên thăm khám với bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:
- Khó thở
- Đau bụng
- Chướng bụng
Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam