Khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đủ năng lượng cho trẻ trong một ngày. Lúc này mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác, giai đoạn này được gọi là ăn dặm. Tuy nhiên làm sao để trẻ ăn dặm đúng cách là điều không phải mẹ nào cũng nắm được. Nếu mẹ cũng đang quan tâm về chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết của KNP dưới đây
Xem thêm các thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm: Tại đây
1. Khi nào thì cho con ăn dặm
Khi nào cho bé ăn dặm là điều các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nên cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, như vậy mới có thể giúp trẻ hấp thu được những dưỡng chất từ thức ăn. Có rất nhiều mẹ thấy con còi, chậm lớn nên cho bé ăn dặm sớm, thế nhưng thực tế việc cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:
- Trước 4 tháng tuổi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày và thận của trẻ dễ bị tổn thương do phải làm việc quá sức .
- Cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ cao bị mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, bị đi ngoài hoặc táo bón do hệ tiêu hóa còn non nớt.
- Dạ dày phải co bóp mạnh mẽ trong khi lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy còn mỏng dẫn tới tổn thương. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày khi lớn lên.
- Bé không còn hứng thú bú mẹ dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu có trong sữa mẹ. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức đề kháng và quá trình phát triển của trẻ.
- Các cơ hàm, lưỡi của trẻ chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn với nhau khiến trẻ dễ bị sặc hoặc nghẹn khi phải ăn dặm quá sớm.
- Trẻ nhỏ chỉ cần sữa mẹ là đủ năng lượng, nếu cho trẻ ăn dặm sẽ đến thừa chất, béo phì
2. Dấu hiệu để biết trẻ sẵn sàng ăn dặm
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) các mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và có thể hấp thu được các thực phẩm phức tạp. Ngoài ra, có thể bắt đầu cho bé ăn dặm sớm hơn từ tháng thứ 5 khi thấy những dấu hiệu sau:
- Bé khó ngủ, khóc và đòi ăn đêm nhiều có thể là dấu hiệu cho các mẹ biết rằng trẻ cần bổ sung thêm thực phẩm để không bị cơn đói ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Mẹ thấy bé thường xuyên đói hoặc khi trẻ vừa bú xong vẫn đòi
- Miệng trẻ sẽ bắt chước nhai nhóp nhép khi thấy người lớn ăn cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm.
- Trẻ thường xuyên gặm nhấm khi nắm được bất kỳ đồ vật nào đó dù mẹ có ngăn cản. Tuy nhiên đừng thấy trẻ thích gặm mà ba mẹ vội vàng đưa đồ ăn cứng cho con.
- Trẻ đã có thể ngồi vững, ngưởng cao đầu và cổ.
3. Các phương pháp ăn dặm cho bé
Có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho trẻ, sau đây là những phương pháp phổ biến nhất và được nhiều phụ huynh áp dụng:
Cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống
Tại Việt Nam, phương pháp ăn dặm này khá phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng. Các mẹ sẽ xay bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá…để làm bột ăn dặm cho trẻ. Đến khi trẻ đã mọc răng sẽ ăn cháo cùng với thức ăn được xay nhuyễn.
Ưu điểm:
- Con dễ tăng cân vì bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu.
- Đồ ăn được xay nhuyễn nên dễ tiêu hóa.
- Vì là phương pháp truyền thống nên dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình.
Nhược điểm:
- Trẻ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này.
- Nếu trẻ bị dị ứng mẹ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào do thức ăn đã xay chung với nhau.
- Nhiều thực phẩm xay nhuyễn nên khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại.
Cho bé ăn dặm theo phương pháp tự bé chỉ huy
Ở phương Tây, phương pháp này rất phổ biến. Phương pháp ăn dặm cho bé này các mẹ thường không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn. Mẹ sẽ chỉ hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng, việc còn lại là của bé.
Ưu điểm:
- Trẻ có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.
- Trẻ được chủ động “nắm quyền” kiểm soát thức ăn, nhờ đó được tự do khám phá các mùi vị mình thích.
- Trẻ có thể dễ dàng tham gia cùng mọi người trong gia đình khi đến bữa ăn.
Nhược điểm:
- Bé dễ bị sụt cân, chững cân do tự ăn nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được kiểm soát.
- Vì ngay từ khi bắt đầu bé đã ăn đồ cứng nên nguy cơ bị nghẹn cao.
- Khi ăn xong bé mẹ phải tốn nhiều thời gian để dọn dẹp.
Cho bé ăn theo phương pháp của Nhật
Ăn dặm cho bé theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.
Ưu điểm:
- Bé làm quen được với từng loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển.
- Ăn theo phương pháp này được đánh giá tốt cho thận của trẻ.
- Bé không bị bắt ép, tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung.
Nhược điểm:
- Các mẹ sẽ khó khăn và mất thời gian trong việc dạy cho bé ngồi và cầm thìa.
- Tốn thời gian vì phải chế biến các loại thức ăn riêng biệt.
Tóm lại, phương pháp ăn dặm nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Hy vọng qua bài viết này mẹ sẽ chọn ra được phương pháp phù hợp nhất với bé yêu nhà mình.
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam