Chuột rút khi mang thai là một cơn co thắt đột ngột của một hay nhiều nhóm cơ gây đau dữ dội ở đùi, bắp chân và chân, thường xảy ra vào ban đêm vào giữa và cuối của thai kỳ. Mặc dù không có hại nhưng chuột rút gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ bầu
1. Các nguyên nhân thường gặp gây chuột rút khi mang thai
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào giải thích vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trong thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ bầu ngày càng tăng, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.
- Tử cung to lên làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu.
- Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, lượng canxi cần thiết để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi tăng cao. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ cung cấp canxi để truyền cho bé khiến mẹ bị thiếu canxi.
- Thiếu khoáng. Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống cũng coa thể là nguyên nhân gây ra chuột rút ở chân.
- Việc lạm dụng cơ bắp, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài có thể gây ra chuột rút cơ bắp.
- Tuy nhiên, trong đa số trường hợp sẽ không rõ nguyên nhân.
2. Dấu hiệu chuột rút khi mang thai
- Phụ nữ mang thai rất hay gặp phải tình trạng chuột rút, thường xuất hiện chuột rút ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ
- Từ tháng thứ ba của thai kỳ chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì nghiêm trọng và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
- Chuột rút chân khi mang thai là thường gặp ở những vị trí bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
- Trường hợp nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
3. Cách chữa chuột rút khi mang thai
- Nếu bị chuột rút ở chân, hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng. Đi bộ và sau đó nâng cao chân của bạn có thể giúp giữ cho chuột rút chân trở lại. Tắm nước nóng, tắm nước ấm, mát xa bằng đá hoặc mát xa cơ bắp cũng có thể giúp ích.
- Nếu có xu hướng bị chuột rút chân vào ban đêm, hãy kéo căng cơ trước khi đi ngủ bằng các bài tập thể dục nhẹ, tập một vài động tác yoga.
- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai.
- Bổ sung magie. Nghiên cứu hạn chế cho thấy việc bổ sung magiê có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Sản phụ cũng có thể cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu magiê, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt.
- Bổ sung thêm canxi. Một số nghiên cứu cho thấy mức canxi trong máu của bạn giảm khi mang thai có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân. Tất cả phụ nữ, bao gồm cả phụ nữ mang thai, nên nhận được 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi (thịt,cá, trứng, tôm, cua,…).
- Mẹ bầu cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày
- Cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tránh căng thẳng.
4. Phòng tránh chuột rút khi mang thai
Các biện pháp phòng tránh bao gồm:
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Nếu mẹ bầu làm việc tại văn phòng tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
- Không làm việc mệt nhọc. Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
- Tập bài tập nhẹ như yoga, đi bơi, đi bộ, gym… giúp lượng máu và quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
- Xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
- Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
- Tắm bằng nước ấm. Trước khi ngủ ngâm chân trong nước ấm được pha với ít muối và gừng.
- Chọn giày dép phù hợp. Không đi giày quá cao hoặc quá chặt
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước ép trái cây.
Trên đây là các vấn đề liên quan đến chuột rút khi mang thai, đây là triệu chứng bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng.
Để có một thai kỳ khoẻ mạnh, xem thêm các thông tin: Tại đây
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam