Hai tuổi là cột mốc hết sức quan trọng đối với bé và cả cha mẹ. Đây là thời điểm tính cách của bé bắt đầu hình thành phát triển, thường kèm theo những cơn giận dữ, hành vi bất đồng, cảm xúc thất vọng. Vậy ba mẹ phải làm cách nào để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2? Hãy cùng Khởi Nguyên Phát đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Theo các chuyên gia, khủng hoảng tuổi lên 2, hay còn gọi là giai đoạn “tôi làm”, thường bắt đầu từ khoảng 18 tháng và kéo dài đến 3 tuổi. Giai đoạn này bé có sự phát triển trong nhận thức, bắt đầu thể hiện sự độc lập nên mong muốn được làm mọi thứ theo cách riêng của mình mà không phải tuân theo các quy tắc do người lớn đặt ra. Một khi không đạt được những điều mình muốn, con sẽ có những biểu hiện của sự khủng hoảng. Hay nói cách khác, con có các hành vi không phù hợp, mất kiểm soát hoặc nổi cơn thịnh nộ.
Dấu hiệu nhận biết khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?
Mỗi bé sẽ phát triển và có tính cách khác nhau và cách thể hiện khách nhau, song vẫn có một vài biểu hiện chung. Dưới đây là một vài điểm chung dễ bắt gặp nhất:
- Bé thường xuyên nói “không” nhiều hơn với các yêu cầu của người lớn
- Dễ bùng nổ cảm xúc cáu gắt: Những cơn giận dữ có thể bao gồm từ than vãn nhẹ đến những cơn giận dữ “kinh hoàng”, tức giận không rõ lý do. Theo kết quả từ một nghiên cứu năm 2003, ước tính khoảng 75% các cơn giận dữ ở trẻ từ 18 đến 60 tháng kéo dài từ 5 phút trở xuống. Mức độ xảy ra ở trẻ em trai hay gái đều như nhau.
- Hành động chống đối: Đánh, đá, cắn, ném mọi thứ xung quanh.
- Bảo vệ lãnh thổ: Bé bắt đầu nhận thức về sự sở hữu và trở nên nhạy cảm với “lãnh thổ” của mình. Cụ thể hơn, bé sẵn sàng đánh nhau với mọi người nếu cảm thấy “lãnh thổ” bị xâm phạm; cái gì là của mình thì không ai được đụng tới.
- Biếng ăn: Điều này xảy ra do sự cai sữa đột ngột, thay đổi thực đơn, hoặc thay đổi khẩu phần ăn. Dẫn đến trẻ mất cảm giác ăn ngon, mệt mỏi, hoặc chỉ đơn giản là mê chơi đùa không chú ý đến việc ăn uống.
- Khóc đêm hoặc rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân có thể là do trẻ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong suốt cả ngày, ví dụ như sự phấn khích, vui buồn, hoặc sự háo hức muốn thử nghiệm những kỹ năng mới.
Một số biện pháp giúp ba mẹ đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2
Lắng Nghe và Thấu Hiểu: Khi trẻ có những cơn giận dữ, hãy lắng nghe và cố gắng hiểu cảm xúc của trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và không cô đơn. Đừng quên khen ngợi trẻ khi trẻ hoàn thành một việc nhỏ hay cư xử tốt. Sự khích lệ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn.
- Tạo Không Gian An Toàn: Hãy tạo ra một môi trường an toàn để trẻ tự do khám phá, loại bỏ những vật nguy hiểm và cho phép trẻ tự do chơi. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng mà không cảm thấy bị áp lực.
- Thống Nhất Quy Tắc: Đặt ra những quy tắc rõ ràng và kiên định. Điều này giúp trẻ biết được những gì được phép và không được phép làm.
- Khuyến Khích Sự Độc Lập: Hãy để trẻ tự làm những việc nhỏ, như mặc quần áo hoặc chọn món ăn. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng mà còn tăng cường lòng tự tin.
- Sử Dụng Phương Pháp Chơi: Hãy áp dụng các trò chơi giáo dục để giúp trẻ học hỏi và giải quyết cảm xúc một cách vui vẻ, tự nhiên.
- Đặt Thời Gian Dành Cho con: Dành thời gian chất lượng cùng con, tham gia các hoạt động mà con thích, giúp tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa ba mẹ và con
- Tham Gia Các Nhóm Gia Đình hoặc cộng đồng: để giao lưu với các bậc phụ huynh khác. Điều này giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
Kết Luận
Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho sự phát triển của trẻ. Bằng cách hiểu rõ về các biểu hiện và nguyên nhân, cùng với việc áp dụng những phương pháp đồng hành phù hợp, phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách suôn sẻ. Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ đều khác nhau, vì vậy việc kiên nhẫn và yêu thương là chìa khóa để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2.
Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ giúp ba mẹ và bé cùng vượt qua dấu mốc quan trọng này nhé!
Bỏ túi những tips chăm sóc con cái: Tại đây
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam