Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt vì đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện nên dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa hơn người lớn. Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Do đó, việc chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện.
1. Táo bón
Đây là biểu hiện thường gặp ở trẻ do trẻ lười ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ, ít uống nước, thiếu hoạt động về mặt thể chất,… nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ bị rối loạn chức năng đại tràng.
Biểu hiện rất dễ nhận biết như: Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần. Phân cứng, khô và khó đi hoặc trẻ có thể than phiền về đau bụng hoặc khó chịu khi đi vệ sinh. Đôi khi bị đau quặn bụng mỗi khi đi đại tiện, rặn khi đi vệ sinh, đau rát, thậm chí nứt kẽ hậu môm dẫn đến chảy máu.
Biện pháp khắc phục rất đơn giản: Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đảm bảo trẻ uống đủ nước trong ngày. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột để hỗ trợ việc phân giải thức ăn. Nhưng tốt nhất, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất tùy theo tình trạng của mỗi bé.
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là 1 trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Hay dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp lactose, sử dụng kháng sinh,…
Biểu hiện thể hiện rõ ràng là trẻ đi vệ sinh nặng nhiều lần trong ngày, phân lỏng, kèm theo nước, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước và mệt mỏi.
Biện pháp khắc phục: Bù nước cho trẻ bằng dung dịch điện giải hoặc nước lọc. Cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu như chuối, cơm, và táo. Theo dõi và tránh thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Nếu tình trạng diễn tiến bệnh nặng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để xử lý, không nên tự ý mua thuốc về dùng để hạn chế những sự cố không mong muốn có thể xảy ra.
3. Đi ngoài phân sống
Đi ngoài ra phân sống là trẻ ăn cái gì là đi ngoài ra cái đó. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em. Phân có lẫn các mẩu thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Phân nhão, lỏng có mùi hôi hơn bình thường.
Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất chính là nguyên nhân đi ngoài phân sống. Một điều quan trọng mà ít bà mẹ chú ý là việc cho trẻ ăn bột sớm, do chất bột không tiêu hóa hết nên rất dễ gây phân sống. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt, tuy nhiên nước bọt phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.
Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hoá. Tạm thời ngừng cho ăn đồ tanh như: cá, tôm, cua, lươn… Thức ăn nên nấu nhừ, băm nhỏ, chia làm nhiều bữa trong ngày, không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ để theo dõi. Tránh cho trẻ ăn quá no, bổ sung thêm men tiêu hóa để phân cắt thức ăn.
4. Đầy hơi, chướng bụng
Đầy hơi, chướng bụng ở trẻ xảy ra do hiện tượng khí gas trong dạ dày quá nhiều làm cho bụng chướng lên. Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có cảm giác khó chịu, quấy khóc và không chịu bú. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra thiếu chất hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ.
Ba mẹ nên cho trẻ dùng enzyme tiêu hóa để phân cắt thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm khí tích tụ. Bổ sung thêm lợi khuẩn probiotics để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý đường tiêu hoá mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ giúp ba mẹ chăm bé dễ dàng hơn. Chúc cả nhà mình luôn khỏe mạnh!
Bỏ túi những tips chăm sóc con cái: Tại đây
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam