Hiện nay tỉ lệ trẻ chậm nói đang có xu hướng tăng lên theo sự phát triển của xã hội. Nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng khi bé nhà mình đã đến độ tuổi mẫu giáo nhưng vẫn chưa bật âm, chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ. Vậy làm thế nào để giúp con đạt được các cột mốc ngôn ngữ theo đúng lứa tuổi? Cùng KNP tìm hiểu ngay nhé!
Chậm nói ở trẻ có nguy hiểm không?
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của nhiều bậc phụ huynh khi trẻ bị chậm nói là “con mình có bị tự kỉ không?”. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ chậm nói đều mắc tự kỷ. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của các rối loạn phát triển khác như rối loạn ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, mất thính lực, hoặc có thể đơn giản chỉ là sự phát triển chậm và sau một thời gian, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường.
Nếu trước 3 tuổi, trẻ có khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ thì nguy cơ ảnh hưởng việc học về sau là 50%. Đến 6 tuổi, trẻ còn gặp khó khăn về ngôn ngữ thì nguy cơ ảnh hưởng đến việc học là 100%. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trẻ từ 12 đến 14 tháng, hoặc thậm chí 18 tháng tuổi, chưa biết nói nhưng không mắc tự kỷ hay các rối loạn phát triển nghiêm trọng khác.
Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng, nhưng cũng không nên xem nhẹ tình trạng chậm nói của trẻ. Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì?
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, nhưng dưới đây là một số biểu hiện phổ biến:
1. Trẻ 12 tháng tuổi
- Không bập bẹ hoặc nói những từ đơn giản như “bà”, “mẹ”.
- Không có phản ứng với âm thanh hoặc không quay lại khi gọi tên.
- Không sử dụng cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay để giao tiếp.
2. Trẻ 18 tháng tuổi
- Chưa nói được từ đơn hoặc chỉ nói rất ít từ (dưới 10 từ).
- Không cố gắng bắt chước âm thanh hoặc từ ngữ của người lớn.
- Không biểu hiện mong muốn giao tiếp, không quan tâm đến việc tương tác với người khác.
3. Trẻ 24 tháng tuổi
- Không nói được câu có hai từ (ví dụ: “mẹ ơi”, “đi chơi”).
- Khó khăn trong việc diễn đạt mong muốn hoặc nhu cầu, hay chỉ biết kéo tay người lớn để chỉ.
- Không hiểu các câu lệnh đơn giản như “lại đây”, “đưa cho mẹ”.
4. Trẻ từ 3 tuổi trở lên
- Vốn từ vựng rất ít, không thể nói được câu hoàn chỉnh.
- Phát âm không rõ ràng, người ngoài gia đình khó hiểu những gì trẻ nói.
- Không thể trả lời câu hỏi đơn giản hoặc không hiểu các câu lệnh phức tạp hơn.
- Không giao tiếp bằng mắt hoặc không tham gia vào trò chuyện với người khác.
5. Biểu hiện chung khác
- Không tương tác xã hội: Trẻ ít quan tâm hoặc không có phản ứng với xung quanh.
- Không bắt chước hành động hoặc âm thanh của người khác.
- Không phản ứng với tên gọi, ngay cả khi bạn gọi nhiều lần.
Nếu trẻ có những dấu hiệu này, việc thăm khám bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia ngôn ngữ trị liệu là cần thiết để đánh giá và can thiệp sớm nếu cần.
Cách khắc phục trẻ chậm nói tại nhà là gì?
Để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói, ba mẹ cần kiên nhẫn và áp dụng một số biện pháp hỗ trợ phù hợp. – Trước tiên, hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ ngay từ khi còn nhỏ, dù trẻ chưa hiểu hoặc đáp lại, điều này giúp kích thích kỹ năng ngôn ngữ.
– Sử dụng các từ ngữ đơn giản, rõ ràng và khuyến khích trẻ lặp lại.
– Không cho con xem các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính,…) trong thời gian dài. Đồng thời cha mẹ cần lựa chọn những chương trình phù hợp cho con xem như ca nhạc cho trẻ em, phim hoạt hình,…
– Cha mẹ có thể tạo môi trường giao tiếp phong phú, cho trẻ tiếp xúc với sách, truyện, bài hát, hoặc các trò chơi ngôn ngữ nhằm phát triển khả năng nghe và nói.
– Đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia ngôn ngữ trị liệu để được đánh giá và xây dựng kế hoạch can thiệp cụ thể.
– Ngoài ra, việc kết hợp trị liệu ngôn ngữ với các phương pháp giáo dục đặc biệt hoặc vật lý trị liệu (nếu cần) có thể giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ và giao tiếp một cách hiệu quả hơn.
– Hãy luôn động viên và tạo không khí vui vẻ khi trẻ thể hiện nỗ lực giao tiếp, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong quá trình học nói.
Qua những thông tin trong bài viết hy vọng sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về trẻ chậm nói và cách điều trị hiệu quả, để giúp con yêu nhanh chóng cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp tốt hơn.
Bỏ túi những tips chăm sóc con cái: Tại đây
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam