Người phụ nữ nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi mang thai để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Bài viết dưới đây của KNP sẽ cung cấp những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai để mẹ và bé được khoẻ mạnh.

1. Khám sức khỏe trước khi mang thai

Khám sức khoẻ trước khi mang thai là để tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Xác định các yếu tố này trước khi mang thai giúp tăng cơ hội mang thai và em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng và đã từng mang thai trước đó chưa.

Vì vậy, ngay khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên đi khám sức khỏe để có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, được tư vấn dinh dưỡng phù hợp hay điều trị bệnh cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong những tuần đầu. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.

Những phụ nữ đang mắc phải các loại bệnh tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm và rối loạn co giật có thể gây ra những rủi ro cao khi mang thai. Nếu đang muốn có thai nhưng lại mắc phải những tình trạng sức khỏe trên, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những rủi ro cũng như những biện pháp cần thực hiện để kiểm soát tình trạng sức khỏe trước khi mang thai.

2. Tạo một chế độ ăn uống lành mạnh

Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng thường xuyên để phát triển, thay thế các mô bị bào mòn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều đến từ những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày, chính vì vậy nên lên kế hoạch ăn uống một cách hợp lý, đầy đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hạn chế ănn các thực phẩm chế biến sẵn và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

3. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng quá mức khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng khi mang thai và sinh nở, bao gồm huyết áp cao, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ. Béo phì khi mang thai cũng gây ra hội chứng Macrosomia– em bé lớn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh thường và sinh mổ, gây hạ đường huyết sơ sinh thậm chí có thể gây đột tử cho em bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, thừa cân khi mang thai còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Nếu có trọng lượng cơ thể mẹ quá lớn gây tích tụ lượng mỡ nhiều ở thành bụng sẽ gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi qua kiểm tra siêu âm và nghe nhịp tim của thai nhi.

Cắt giảm lượng calo nạp vào hàng ngày

Tập thể dục để tiêu thụ lượng calo

Ăn nhiều rau xanh và trái cây, các loại hạt… hạn chế ăn đường và thực phẩm nhiều chất béo xấu

Thiếu cân cũng gây ra một số rủi ro khi mang thai. Nó làm tăng nguy cơ sinh con bị nhẹ cân hoặc sinh non. Những em bé này có nguy cơ gặp các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe và hành vi lâu dài trong suốt cuộc đời.

4. Bổ sung thêm các vitamin cần thiết

Việc bổ sung vitamin trước và trong khi mang thai cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Cung cấp đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc kể cả những người không có ý định mang thai là 400 microgam axit folic mỗi ngày bằng cách bổ sung các vitamin hoặc thực phẩm giàu axit folic.

Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.

5. Duy trì lối sống lành mạnh

Mẹ bầu không được hút thuốc, uống rượu bia vì gây hại đối với sức khỏe thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương nhất trước tác hại của những chất này. Nếu người mẹ dừng những lối sống tiêu cực này trước khi mang thai có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh xảy ra sớm trong thai kỳ.

Ngoài ra, một số chất hóa học trong môi trường sống và làm việc có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hoặc gây hại cho sức khỏe thai nhi. Nếu đang có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì (trong son môi, mỹ phẩm), thủy ngân (từ một số loại cá biển …), thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.

6. Không tự ý sử dụng các loại thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thực phẩm chức năng, thuốc làm đẹp da, tóc, thuốc không kê đơn và thuốc thảo mộc, có thể gây hại cho thai nhi và không nên dùng trong khi đang mang thai. Vì vậy, mẹ bầu trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để hông làm ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình mang thai

8. Tiêm vắc xin trước khi có dự định mang thai

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trước khi mang thai, người phụ nữ nên được tiêm một số loại vắc – xin cần thiết để bảo vệ người mẹ và bé sau này tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cúm, Sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,…

Khi mang thai cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn ng bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối. Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, mẹ bầu có thể bổ sung các mũi tiêm được phép tiêm khi mang thai theo tư vấn của bác sĩ khi thăm khám.

8. Các vấn đề trong lần mang thai trước làm thế nào để tránh trong lần mang thai sau

Một số vấn đề xảy ra trong lần mang thai trước có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề tương tự trong lần mang thai sau. Bao gồm: sẩy thai sớm, thai lưu, sinh non, huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ… Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng lo lắng vì nếu được chăm sóc đúng cách trước và trong khi mang thai, khả năng gặp các rủi ro sẽ không bị lặp lại lần nữa.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai và cần chú ý:

Đối với người vợ, nên:

Đối với người chồng, nên:

Kết nối với chúng tôi tại:

Fanpage: Stepbaby Việt Nam

Group: Cộng đồng mẹ bỉm sữa chăm con cùng Stepbaby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.