Hầu hết mọi người đều có chung một quan điểm đó là chiều cao của trẻ phụ thuộc rất lớn vào di truyền mà không biết rằng dinh dưỡng là yếu tố chiếm tới 32%. Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bô
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ
- Gene
- Bệnh lý nội tiết
- Bất thường về xương
- Dậy thì sớm
- Môi trường
- Bệnh thực thể
- Suy dinh dưỡng
2. Bố mẹ lùn con có cao được không?
3. Bố mẹ thấp làm sao để con cao?
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên
- Đảm bảo giấc ngủ cho con
- Cho trẻ hấp thụ ánh sáng mặt trời
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
- Hạn chế thức ăn nhanh và chất kích thích
4. Các thực phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé
1Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ
Gene
Gen quyết định khoảng 23% tới chiều cao của trẻ còn lại là dinh dưỡng 32%, môi trường 25% và rèn luyện 20%. Chính vì thế, các rối loạn về nhiễm sắc thể hay gene, như hội chứng Down có thể gây ra các hiện tượng chậm phát triển ở trẻ như chậm tăng trưởng, chậm vận động,…
Nếu như cả bố và mẹ đều thấp thì phần trăm trẻ có gen thấp do di chuyển sẽ khoảng 23%. Bởi vì những đứa trẻ này thường có xu hướng dậy thì chậm và phát triển chiều cao tương đồng như bố mẹ.
Bệnh lý nội tiết
Ngoài gen ra thì bệnh lý nội tiết cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ. Bệnh lý nội tiết có thể hiểu là sự thiếu hụt hay thừa một loại hormon như hội chứng Turner, hội chứng Cushing, hội chứng Down, hội chứng Prader-Willi,… khiến chiều cao của trẻ trong thời kỳ nhũ nhi hay lúc dậy thì bị chững lại.
Ngoài gen ra thì bệnh lý nội tiết cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ
Bất thường về xương
Theo một nghiên cứu gần đây được công bố có hơn 50 bệnh về xương liên quan đến di truyền là nguyên nhân gây ra chậm tăng trưởng khiến trẻ sở hữu tầm vóc thấp.
Có thể bạn quan tâm: Đau tăng trưởng là gì? Làm gì khi trẻ bị đau tăng trưởng?
Dậy thì sớm
Theo quy luật sinh học, nếu trẻ nữ dậy thì trước 8 tuổi, trẻ nam dậy thì trước 10 tuổi được coi là dậy thì sớm. Hiện tượng này khiến trẻ phát triển sớm hơn những bạn bè cùng trang lứa, tuy nhiên do quá trình trưởng thành xương nhanh chóng, đóng xương sớm khiến sự phát triển chiều cao bị chững lại và thấp ở tuổi trưởng thành.
Có thể bạn quan tâm: 11 Món ăn khiến trẻ dậy thì sớm ba mẹ cần chú ý
Môi trường
Môi trường cũng là một trong những yếu tố gây chậm tăng trưởng ở trẻ, xảy ra trước hoặc sau sinh. Nếu người mẹ bị suy dinh dưỡng hay nhiễm độc, mắc bệnh,… trẻ cũng có nguy cơ bị phơi nhiễm cao, từ đó tác động lên sự tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ.
Bệnh thực thể
Rất ít người biết rằng một số bệnh lý như thận, tim, đường tiêu hóa, phổi, xương, nội tiết đều có thể làm cho trẻ chậm tăng trưởng kèm theo một số bệnh lý khác.
Chậm tăng trưởng ở trẻ lúc này là biểu hiện đầu tiên của bệnh, sau đó mới đến các bệnh mãn tính gây cản trở việc nạp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể, lâu dần bệnh lý chậm tăng trưởng càng trầm trọng hơn.
Với các bệnh lý bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai thường có xu hướng hạn chế sự phát triển của thai nhi trong tử cung.
Suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân khiến cho trẻ không bắt kịp đà tăng trưởng tự nhiên của cơ thể, dẫn đến chiều cao không phát triển được tối ưu.
Thực tế chỉ ra rằng dù trẻ có đang bị chậm tăng trưởng do các nguyên nhân về bệnh lý, gen,… thì một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý vẫn có thể giúp bé có được một chiều cao lý tưởng vào độ tuổi trưởng thành.
Một số trường hợp rối loạn tăng trưởng khó xác định nguyên nhân chính xác. Bố mẹ nên cho bé tiến hành các kiểm tra cần thiết để loại trừ hết các nguyên nhân bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và để sớm tìm ra được cách điều trị giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, đạt được chiều cao mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Gợi ý thực đơn phù hợp cho bé
2Bố mẹ lùn con có cao được không?
Câu trả lời là CÓ. Chiều cao của bé vẫn sẽ được cải thiện nếu ba mẹ áp dụng khoa học và tối ưu 3 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ là di truyền, dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Để tăng chiều cao cho bé, ba mẹ cần áp dụng cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp tập luyện thể thao đúng cách, duy trì thói quen ngủ và thức đúng giờ.
Trẻ cũng cần được kiểm tra 2 chỉ số cân nặng và chiều cao thường xuyên để có thể phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy dinh dưỡng.
3Bố mẹ thấp làm sao để con cao?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Như đã nói tập trung vào việc xây dựng chế độ dinh dưỡng chính là cách giúp con đạt được chiều cao mong muốn một cách an toàn và hiệu quả nhất. Điều quan trọng trong thực đơn hằng ngày của trẻ là đa dạng dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo tính cân bằng, chứ không phải là cho con ăn theo sở thích hay suy nghĩ của mẹ.
Thực phẩm được khuyến cáo mỗi ngày cần đủ nhóm dưỡng chất: Đạm – đường bột – chất béo – vitamin và khoáng chất. Bổ sung nhiều hơn các thực phẩm giàu canxi như: cá hồi, cá thu, tôm, cua, trứng, rau bina, bông cải xanh,… để xương con chắc khoẻ và cao lớn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học cho trẻ
Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên
Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày vừa rèn luyện sức khoẻ vừa giúp kích thích các khớp xương phát triển, hoạt động linh hoạt hơn.
Mặt khác nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vận động còn giúp tuyến yên cũng sản sinh ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng hơn so với bình thường. Các môn thể thao có lợi cho sự tăng trưởng của trẻ như bơi lội, nhảy dây, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, đu xà đơn, yoga,…
Có thể bạn quan tâm: TOP 10 môn thể thao phát triển chiều cao cho trẻ ba mẹ nên cho con tập luyện
Đảm bảo giấc ngủ cho con
Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ hoạt động năng suất để sinh ra nhiều nội tiết tố tăng trưởng hơn khi đang thức. Cụ thể lượng nội tiết tố sản sinh đạt đỉnh trong khoảng khung giờ từ 23h – 1h, khi trẻ ngủ sâu. Bố mẹ nên cho trẻ ngủ trước 22h là tốt nhất và nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
Có thể bạn quan tâm: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em, ba mẹ cần biết
Cho trẻ hấp thụ ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời giúp trẻ tổng hợp vitamin D để duy trì, vận chuyển, hấp thu canxi và phosphat cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng cơ và xương. Thực tế, lượng vitamin hấp thụ qua thức ăn rất ít không đủ cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Do vậy, nhiều bố mẹ đã chọn cách cho trẻ tắm nắng để tổng hợp được lượng vitamin D đáng kể hơn.
Thiếu hụt vitamin D có thể khiến xương mềm, biến dạng, từ đó hình thành các bệnh nguy hiểm về xương như còi xương, loãng xương ở trẻ.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày để kích thích chiều cao là chưa đủ, nhất là với những bé biếng ăn hay khả năng hấp thu kém. Bố mẹ nên sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao có chứa các thành phần canxi, collagen type II,…
Cách dưỡng chất trong sản phẩm không chỉ hỗ trợ tăng trưởng mà còn chứa nguồn dinh dưỡng có lợi giúp bé khỏe mạnh, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc,…
Siro Special Kid Calcium Vitamine D phát triển chiều cao 125 ml (từ 2 tuổi)
Hạn chế thức ăn nhanh và chất kích thích
Thức ăn nhanh và chất kích thích thường chứa nhiều thành phần làm cản trở quá trình hấp thụ canxi tự nhiên của cơ thể. Thậm chí, các chất này còn có thể khiến lượng canxi đang được tích trữ trong xương bị mất dần gây ra hiện tượng thiếu hụt canxi ở trẻ và làm ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng chiều cao của các bé.
Hơn thế nữa chất kích thích và thức ăn nhanh còn làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ như mất ngủ, ngủ không ngon giấc và khiến tuyến yên hoạt động trì trệ hơn.