Tắm cho con là hoạt động chăm sóc hàng ngày. Ngoài việc tắm đúng cách thì thời điểm tắm cũng rất quan trọng. Nếu mẹ chọn sai thời điểm tắm, con rất dễ bị ốm và xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Dưới đây Khởi Nguyên Phát sẽ liệt kê ra 10 thời điểm mẹ không nên tắm cho con:
1. Sau khi con vừa ăn no xong
Tắm ngay sau khi con ăn no có thể gây khó chịu cho con và thậm chí dẫn đến nôn ói. Hệ tiêu hóa của con còn rất nhạy cảm. Do đó, mẹ nên chờ ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau khi con ăn mới nên tắm. Điều này không chỉ giúp con cảm thấy thoải mái hơn mà còn đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt.
- Nếu con đã ăn một bữa lớn, hãy đợi ít nhất 1 giờ trước khi tắm
- Có thể lên lịch tắm vào buổi chiều hoặc tối, khi con đã tiêu hóa xong bữa ăn.
2. Khi con bị cảm lạnh hoặc sốt
Trong những ngày trời lạnh hoặc khi con có dấu hiệu cảm lạnh (như ho, sổ mũi) hay sốt, việc tắm nước lạnh có thể làm tình trạng sức khỏe của con trở nên xấu hơn. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của con giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm. Nếu gặp nước lạnh, các lỗ chân lông sẽ bít lại và làm thân nhiệt cao hơn, có thể khiến con bị sốc lạnh, tăng thân nhiệt và dẫn đến co giật.
Do vậy, mẹ chỉ nên dùng khăn chườm nước nóng để làm hạ sốt chứ không nên cho con tắm bằng nước lạnh trực tiếp khi đang sốt cao. Sau 48 tiếng, con hết sốt, mẹ có thể tắm rửa vệ sinh toàn thân cho con như bình thường.
3. Khi con đang mệt mỏi
Nếu con vừa chơi đùa hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, mẹ nên cho con nghỉ ngơi trước khi tắm. Tắm vào lúc này có thể khiến con cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Mẹ nên theo dõi tình trạng của con; nếu con có dấu hiệu buồn ngủ hoặc không còn sức chơi đùa, hãy hoãn việc tắm lại.
4. Tắm khi con đang đói
Theo các chuyên gia sức khỏe thì sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp khi đói. Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đói, cơ thể không thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng đó khiến con dễ bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ. Nguy hiểm nhất là với những trẻ có sức đề kháng và sức bền yếu. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ cần phải tránh.
5. Khi da con đang chịu tổn thương
Nếu con chỉ đơn thuần bị rôm sảy, nổi mẩn do ẩm,… mẹ nên tắm rửa cho con hàng ngày để giữ vệ sinh. Tuy nhiên, nếu con có vết thương hở trên da ở diện khá rộng hoặc bị chốc lở, bỏng… mẹ không nên tắm cho con vì nguồn nước có thể không đủ sạch. Khi bị nhiễm khuẩn, những tổn thương trên da có thể gây biến chứng khác nguy hiểm hơn.
6. Khi con vừa nôn, trớ
Những đứa trẻ đang bú sữa mẹ thường có hiện tượng nôn, trớ. Khi con nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con bẩn hay có mùi. Khi con hoàn toàn bình thường, mẹ hãy đưa con đi tắm.
7. Tắm ngay sau khi tiêm phòng
Sau khi tiêm chủng, kim tiêm thường để lại trên da con một vết thương hở, mặc dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể chảy máu và nếu như tắm trong lúc này còn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Do đó mẹ lưu ý nên đợi ít nhất 24 tiếng sau khi tiêm phòng rồi mới tắm cho con.
8. Tắm sau khi con vận động
Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường đổ nhiều mồ hôi sau khi chơi đùa. Lúc này, lỗ chân lông của con đang mở. Nếu như tắm thì nước sẽ dễ dàng đi vào cơ thể và đưa nhiệt lượng trong cơ thể ra ngoài, khiến con dễ bị ốm. Vì vậy, mẹ nên đợi khoảng nửa tiếng đến khi người con khô mồ hôi rồi hãy tắm cho con sẽ an toàn hơn.
9. Tắm khi con vừa ngủ dậy
Nhiều người cho rằng việc đi tắm ngay sau khi ngủ dậy là một cách tốt để giúp tinh thần tỉnh táo. Và cũng không ít phụ huynh đã áp dụng cách này với con nhỏ mà không biết rằng việc này không hề phù hợp với con.
Vào buổi sáng khi trẻ mới ngủ dậy, thân nhiệt khá yếu, nếu lúc này đi tắm sẽ làm giảm thân nhiệt một cách đột ngột, con không thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhiệt độ này sẽ dễ bị ốm và không tốt cho sức khỏe.
10. Trước trước khi đi ngủ
Nếu cho con tắm trước khi đi ngủ thì sẽ làm não bộ hưng phấn, khiến con trở nên kích động, ham chơi và không ngủ đúng giờ, về lâu dài sẽ làm thay đổi giờ sinh học của con.
Phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của con. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho con thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.
Kết Luận
Việc tắm cho trẻ là một hoạt động quan trọng, nhưng ba mẹ cần chú ý đến những thời điểm không nên tắm để bảo vệ sức khỏe của con. Hãy lắng nghe cơ thể của con và luôn đặt sức khỏe lên hàng đầu.
Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ giúp ba mẹ chọn được những thời điểm tắm cho con hợp lý. Chúc cả nhà mình luôn khỏe mạnh!
Bỏ túi những tips chăm sóc con cái: Tại đây
Kết nối với chúng tôi tại:
Fanpage: Stepbaby Việt Nam