Kẽm là một trong những vi chất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Thiếu kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị thiếu kẽm? Dưới đây là những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý và giải pháp bổ sung kẽm hiệu quả. Hãy cùng KNP theo dõi ngay nhé!

1. Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em

Tại Việt Nam, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em và phụ nữ mang thai đang ở mức báo động. Thống kê cho thấy:

Nguyên nhân chính đến từ chế độ ăn uống chưa cân bằng. Nhiều gia đình còn thiếu các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Bên cạnh đó, chất lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cũng chưa đảm bảo, khiến việc hấp thu kẽm càng khó khăn hơn.

Đối với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu kẽm càng trở nên nghiêm trọng do trẻ biếng ăn hoặc ăn không đủ chất, dẫn đến việc cơ thể không nhận được lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

2. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ:

Kẽm đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ như:

– Phát triển chiều cao và cân nặng: Kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào và sản sinh hormone tăng trưởng

– Tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm giúp tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn, virus của cơ thể trẻ

– Hỗ trợ tiêu hóa: Kẽm cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

– Cải thiện trí não: Kẽm thúc đẩy sự phát triển trí não và khả năng học hỏi của trẻ

Thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ:

– Trẻ biếng ăn lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.

– Thiếu kẽm lâu khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc vảy nến, viêm da, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp.

– Trẻ sơ sinh thiếu kẽm gây cản trở nhận thức, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ. Đây là thủ phạm chính gây chứng khó nói, tự kỷ ở trẻ.

3. Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm

Thiếu kẽm ở trẻ thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng rõ rệt, bao gồm:

Chậm lớn: Trẻ thiếu kẽm thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn

– Biếng ăn: Kẽm là chất kích thích vị giác, thiếu kẽm sẽ làm trẻ mất cảm giác ngon miệng

– Dễ bị bệnh: Trẻ dễ ốm vặt, mắc các bệnh viêm nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm

Rối loạn tiêu hóa: Thiếu kẽm có thể làm suy yếu niêm mạc ruột, gây tiêu chảy, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa

– Rụng tóc: Tóc trẻ có dấu hiệu mỏng, rụng nhiều hơn bình thường

– Chậm lành vết thương: Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và phục hồi da. Thiếu kẽm làm cho vết thương lâu lành, hoặc dễ bị viêm nhiễm

– Vấn đề về tâm lý: Trẻ có biểu hiện dễ cáu gắt, mất tập trung hoặc chậm phản ứng

Các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ

4. Cách bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu kẽm của trẻ em thay đổi theo từng độ tuổi:

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống của mình để duy trì lượng kẽm trong sữa và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Nguồn thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như:

Thực phẩm giàu kèm bổ sung cho trẻ

Chú ý kết hợp với vitamin và khoáng chất khác:

Vitamin C và vitamin A hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm tốt hơn. Vì vậy, có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu các loại vitamin này, như cam, chanh, quýt, bưởi,… hay kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo trẻ nhận đủ các vi chất cần thiết, không chỉ riêng kẽm.

Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Lưu ý:

– Không dùng kẽm cùng canxi: Khi bổ sung kẽm, tránh dùng đồng thời với các sản phẩm chứa canxi (sữa, sữa bột), vì canxi làm giảm khả năng hấp thụ kẽm

– Không nên bổ sung kẽm quá liều vì có thể gây hại cho gan, thận.

– Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung

Như vậy, thiếu kẽm ở trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Cha mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống và sản phẩm phù hợp để trẻ phát triển toàn diện. Hãy luôn ưu tiên sức khỏe của con yêu để đảm bảo một tương lai tràn đầy năng lượng và hạnh phúc!

Bỏ túi những tips chăm sóc con cái: Tại đây

Kết nối với chúng tôi tại:

Fanpage: Stepbaby Việt Nam

Group: Cộng đồng mẹ bỉm sữa chăm con cùng Stepbaby

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.